CÂY DI SẢN VIỆT NAM
[Photo Story] Chiêm ngưỡng hai Cây Di sản đầu tiên tại Ninh Bình
Thứ Năm, 23/11/2023 | 04:36:00 PM
Cây thị và cây bàng cổ thụ nằm trong khuôn viên ngôi chùa cổ Hưng Long thuộc xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình là những cây cổ thụ được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Ninh Bình.
Chùa Hưng Long (hay còn gọi là chùa Gác Chuông) là ngôi chùa cổ đã tồn tại từ rất lâu ở xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình. Trong khuôn viên chùa hiện đang có 2 Cây Di sản Việt Nam là cây bàng và cây thị hàng trăm năm tuổi.
Cây bàng cổ thụ ngay bên cổng tam quan chùa, được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào năm 2013 khi đó cây có tuổi đời là 225 năm, đến nay cây bàng đã 235 năm tuổi. Thân cây bàng to lớn, các cành cây vươn toả ra tạo thành bóng mát càng làm tô thêm vẻ cổ kính của ngôi chùa cổ Hưng Long.
Theo người dân địa phương, cây bàng cũng là nơi che chắn bom đạn cho nhân dân thời chiến tranh. Nơi đây cũng tiễn bao thế hệ tuổi trẻ quê hương Ninh Nhất lên đường bảo vệ Tổ quốc thời kháng chiến. Ngày nay, cây bàng cổ thụ che bóng mát cho người dân trong làng. Dưới gốc bàng là nơi người dân gặp gỡ để chia sẻ câu chuyện thường ngày.
Ngoài cây bàng cổ thụ, trong khuôn viên chùa Hưng Long còn có cây thị cổ thụ trên 500 năm tuổi. Được biết, cây thị cũng được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận Cây Di sản Việt Nam vào năm 2013 với 523 tuổi, tính đến nay cây thị đã có tuổi đời 533 năm.
Cây thị có gốc và đường kính thân cây lớn gần gấp 3 so với cây bàng.
Cây thị được trồng trong khuôn viên chùa có tuổi đời cao, có khả năng chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt, quả thị tròn đẹp và có hương thơm tinh khiết.
Cành và tán lá của cây thị vươn rộng phủ lên mái chùa tạo nên như một bức tranh cổ kính. Trải qua hơn 500 năm, cây thị di sản trong sân chùa Hưng Long ngày ngày vẫn tươi tốt, thân cây vững chắc, lá xanh tươi, năm nào cũng ra hoa kết trái đem đến sự bình an cho người dân đến vãng cảnh chùa và lễ Phật ở ngôi chùa cổ này.
Cây bàng, cây thị không chỉ là cây cổ thụ có hàng trăm năm tuổi mà dưới bóng cây đó còn là những câu chuyện thể hiện tầng sâu văn hoá, lịch sử có tính giáo dục mang bản sắc riêng đã được lưu giữ và truyền qua nhiều thế hệ.
Cây thị và cây bàng từ lâu không chỉ là "báu vật" của nhà chùa, mà người dân địa phương cũng luôn trân quý và gìn giữ (Ảnh tư liệu).
Bài và ảnh: MINH ANH
Lượt xem: 975
Các tin khác
Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (24/02/2025 07:31:AM)
Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (22/02/2025 06:19:PM)
Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ – biểu tượng lịch sử và văn hóa được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (16/02/2025 10:31:PM)
Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (16/02/2025 09:57:PM)
Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam mở đầu Lễ hội đầu Xuân (16/02/2025 09:56:AM)
Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (05/02/2025 03:50:PM)
Một số hình ảnh Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025 11:29:AM)
Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025 08:25:AM)
Những điều bí ẩn về cây đa hơn 200 tuổi ở Đắk Lắk (04/02/2025 07:23:AM)